THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG CÚM A (H1N1) THÁNG 11-12/2009

09/12/2009 9:56 GMT+7

Để tăng cường công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho giai đoạn dịch lây lan nhanh trong cộng đồng hiện nay, Bộ y tế đã hoàn thiện thông điệp để hướng dẫn người dân điều trị những trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm cúm (A(H1N1) nhẹ điều trị tại nhà theo chỉ định của thày thuốc và hướng dẫn các biểu hiện nghi nhiễm cúm A(H1N1) phải đến cơ sở y tế ngay.

Để tăng cường công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1) cho giai đoạn dịch lây lan nhanh trong cộng đồng hiện nay, Bộ y tế đã hoàn thiện thông điệp để hướng dẫn người dân điều trị những trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm cúm (A(H1N1) nhẹ điều trị tại nhà theo chỉ định của thày thuốc và hướng dẫn các biểu hiện nghi nhiễm cúm A(H1N1) phải đến cơ sở y tế ngay.

1. Bộ Y tế khuyến cáo điều trị bệnh nhân cúm A(H1N1) tại chỗ theo hướng dẫn của Y tế cơ sở. Chỉ nên điều trị tại Bệnh viện những ca bệnh nhân cúm A (H1N1) nặng.

2. Người nghi bị cúm A (H1N1) nhẹ được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc cần chú ý:

1. Cách ly người nhiễm cúm A (H1N1) trong phòng riêng.

2. Đảm bảo thông thoáng, thường xuyên lau rửa trong phòng ở và đồ dùng bằng dung dịch sát trùng.

3. Đeo khẩu trang phòng lây lan cho cả người bệnh và người tiếp xúc trong gia đình.

4. Che miệng khi ho, hắt hơi.

5. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

6. Uống đủ nước (Orezol hoặc nước hoa quả), ăn đảm bảo dinh dưỡng.

7. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ, nhịp thở.

8. Uống thuốc theo dõi chỉ dẫn của thầy thuốc.

3. Người nghi bị cúm A (H1N1) được chăm sóc tại nhà, nếu có các biểu hiện sau phải đến cơ sở Y tế ngay:

- Sốt cao trên 39 độ C, có biểu hiện khó thở đột ngột kéo dài.

- Viêm long đường hô hấp, ho khan hay có đờm.

- Đau người kèm theo tiêu chảy hoặc nôn.

4. Các đối tượng nguy cơ khi nhiễm cúm A có thể tiến triển nặng gồm: trẻ em dưới 2 tuổi, người già trên 60 tuổi, phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh mãn tính như bị bệnh phổi mãn tính, hen, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, người điều trị tia xạ, hoá chất, corticoid,…nếu có biểu hiện hội chứng cảm cúm (sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi….) cần đến ngay cơ sở Y tế để khám và điều trị.