THÔNG TIN TÌNH HÌNH DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TP. ĐÀ NẴNG VÀ SỐT RÉT KHU VỰC QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG - TÂY NGUYÊN.

16/04/2010 4:30 GMT+7

Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm và 2 tuần đầu tiên của tháng 4, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) ở Đà Nẵng đã tăng 21 lần so với cùng kỳ năm 2009 và cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tính từ đầu tháng 1/2010 đến ngày 12/4/2010, số ca mắc SXH trên toàn địa bàn TP. Đà Nẵng đã lên đến 713 ca, tương đương với số mắc bệnh của 10 tháng đầu năm 2009. Theo thống kê của phòng Dịch tễ, hiện toàn Đà Nẵng có đến 183 ổ dịch, trong đó, số ca mắc bệnh nhiều nhất rơi vào các quận: Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu

Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm và 2 tuần đầu tiên của tháng 4, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) ở Đà Nẵng đã tăng 21 lần so với cùng kỳ năm 2009 và cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tính từ đầu tháng 1/2010 đến ngày 12/4/2010, số ca mắc SXH trên toàn địa bàn TP. Đà Nẵng đã lên đến 713 ca, tương đương với số mắc bệnh của 10 tháng đầu năm 2009. Theo thống kê của phòng Dịch tễ, hiện toàn Đà Nẵng có đến 183 ổ dịch, trong đó, số ca mắc bệnh nhiều nhất rơi vào các quận: Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu (nguồn: http://suckhoedoisong.vn ngày 16/4/2010). 

            Cũng tại khu vực Quảng Nam Đà Nẵng- Tây Nguyên số bệnh nhân sốt rét cũng tăng mạnh. Theo nhận định của TS. Triệu Nguyên Trung – Viện trưởng Viện Sốt rét – ký sinh trùng- côn trùng Quy Nhơn số bệnh nhân sốt rét tại 15 tỉnh trong khu vực tăng 46,49% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh có bệnh nhân sốt rét tăng nhiều nhất là Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc. Tỷ lệ ký sinh trùng tăng cao tại Quảng Nam, Đắc Lắc, Kon Tum, Khánh Hòa, Quảng Bình. (nguồn: http://www.laodong.com.vn ngày 13/4/2010). 
            Để chủ động phòng chống dịch bệnh bùng phát và lây lan trong ngành Giao thông vận tải, đặc biệt tại các công trường thi công Cục Y tế Giao thông vận tải khuyến cáo:
1. Huy động các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh: diệt muỗi, diệt bọ gậy, khơi thông cống rãnh, loại bỏ những nơi nước đọng. Thực hiện triệt để Chỉ thị số 27/CT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
2. Chống muỗi đốt :
+ Ngủ trong màn ở nhà và mang màn theo cả khi đi vào rừng rẫy, công trường.
+ Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi theo hướng dẫn của thày thuốc. Ngủ màn có tẩm thuốc diệt muỗi không ảnh hưởng tới sức khỏe và là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sốt rét.
+ Mặc quần áo dài tay ban đêm.
+ Phun hóa chất diệt muỗi.
+ Hun khói, dùng hương xua muỗi phòng chống muỗi đốt ban đêm.
3. Diệt nơi muỗi đẻ và trú ẩn:
+ Phát quang bụi rậm quanh nhà. Rời chuống gia súc xa nhà ở.
+ Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng). Thả cá bảy màu vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp...).  Thu gom, huỷ các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa..., Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến, lấp vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh. Vệ sinh dụng cụ chứa đựng nước thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần. Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông). Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi... Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi. Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hoá chất diệt muỗi vào không gian.
+ Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng.
4. Các cơ sở khám chữa bệnh Ngành Giao thông vận tải chuẩn bị sẵn sàng các phương án cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân kịp thời, điều trị, chăm sóc người bệnh với đầy đủ trang thiết bị, thuốc, hóa chất, các phương tiện cần thiết để xử lý và điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế hạn chế biến chứng và tử vong. Thành lập đội cấp cứu lưu động, đội chống dịch cơ động, thường trực 24/24h sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị tuyến dưới; Thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Cục Y tế GTVT về phòng, chống dịch sốt xuất huyết, sốt rét.
5. Các Trung tâm y tế chuyên ngành, Trung tâm và Chi nhánh Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường ngành GTVT: Theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch; Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị ngành Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.