Tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả

28/07/2010 7:1 GMT+7

Theo thông báo số 350/TB -DP ngày 22/7/2010 của Cục y tế Dự phòng - Bộ Y tế về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đến 17h30, ngày 21/7/2010 cụ thể như sau:

Theo thông báo số 350/TB -DP ngày 22/7/2010 của Cục y tế Dự phòng - Bộ Y tế về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đến 17h30, ngày 21/7/2010 cụ thể như sau:

Tình hình dịch.

1.Tại Long An: trong ngày ghi nhận bổ sung 01 trường hợp có xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả, cụ thể bệnh nhân nam 31 tuổi, địa chỉ tại ấp Tây, xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Bệnh khởi phát ngày 15/7/2010 tại huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh với triệu chứng tiêu chảy nhiều lần , nôn. Bệnh nhân đến khám và nhập bệnh viện Nhà Bè, đến ngày 16/7/2010 được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân được điều trị, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, ngày 20/7/2010 có kết quả xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả. Điều tra các yếu tố dịch tễ liên quan cho thấy bệnh nhân làm nghề chở cát trên ghe đi lại, di chuyển nhiều nơi, cả gia đình (08 người) đều sống, sinh hoạt nước trên ghe. Từ ngày 17/7/2010 đến nay tại gia đình bệnh nhân và tại 02 địa phương (Long An, TP Hồ Chí Minh không ghi nhận bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp mới.

2. Các tỉnh miền Bắc trong 3 ngày qua không ghi nhận bệnh nhân tiêu chảy cấp mới mắc.

Để chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn Tả tại các đơn vị ngành Giao thông vận tải, Cục Y tế Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị y tế nằm trên vùng có dịch lưu hành cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xử lý triệt để ổ dịch theo đúng Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả ban hành theo Quyết định số 1640/QĐ-BYT ngày 14/5/2010 của Bộ trưởng Bộ y tế  và khuyến cáo cán bộ công chức,viên chức,  người lao động  thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1.Ăn chín , uống nước đã đun sôi, thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh;

2.Tuyệt đối không sử dụng nước đá không rõ nguồn gốc; không sử dụng nước ao, sông, kênh /rạch…nghi ngờ nhiễm bẩn để phục vụ sinh hoạt (tắm, giặt, rửa chén bát….)

3. Vì sức khỏe cộng đồng, cán bộ công chức viên chức cần có ý thức bảo vệ nguồn nước ăn, uống, sinh hoạt. Không đổ chất thải, nước giặt/rửa đồ dùng của người mắc bệnh tiêu chảy xuống ao, hồ, sông, giếng… và các nguồn nước công cộng khác.

4. Trong vùng có dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người;

5. Khi phát hiện trong gia đình có người tiêu chảy cấp, phải thông báo ngay cho cơ  sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị và cách ly kịp thời . Đồng thời thông báo cho Cục Y tế Giao thông vận tải theo số điện thoại đường dây nóng: 04.37340662; 04.38453251, 0904159777; 0912.033.267

Email:yteduphong.cyt.@mt.gov.vn.